Lễ đài sân vận động

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0983040988

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: Daominhhue@gmail.com

Địa chỉ: Yên Bái Phường Hồng Hà, Thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái

Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái hiện nay, nơi Bác Hồ đứng nói chuyện với nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái ngày 25/91958, là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đã được Bộ văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận tại Quyết định số 1288/VH-QĐ ngày 16/11/1988.Lễ đài nay thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái. Lễ đài nguyên là khán đài sân vận động thị xã xưa. Sân và Lễ đài nằm trong khu vực đông dân cư, trung tâm của tỉnh lỵ trước đây. Đường giao thông đi lại rất thuận tiện, có thể đi đến Di tích bằng mọi phương tiện. Di tích cách ga Yên Bái chừng 600m về phía Tây và cách Bến xe khách Yên Bái khoảng 1,2 km cũng theo hướng này. Sân vận động thị xã có từ thời Pháp thuộc. Sau khi hoàn thành việc đánh chiếm và thành lập tỉnh Yên Bái (1900) đến năm 1905 Pháp thành lập trại lính lê dương bảo vệ chính quyền của chúng. Để phục vụ đời sống tinh thần của binh lính, nhất là các hoạt động ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái hiện nay, nơi Bác Hồ đứng nói chuyện với nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái ngày 25/91958, là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đã được Bộ văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận tại Quyết định số 1288/VH-QĐ ngày 16/11/1988.Lễ đài nay thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái. Lễ đài nguyên là khán đài sân vận động thị xã xưa. Sân và Lễ đài nằm trong khu vực đông dân cư, trung tâm của tỉnh lỵ trước đây. Đường giao thông đi lại rất thuận tiện, có thể đi đến Di tích bằng mọi phương tiện. Di tích cách ga Yên Bái chừng 600m về phía Tây và cách Bến xe khách Yên Bái khoảng 1,2 km cũng theo hướng này.

Sân vận động thị xã có từ thời Pháp thuộc. Sau khi hoàn thành việc đánh chiếm và thành lập tỉnh Yên Bái (1900) đến năm 1905 Pháp thành lập trại lính lê dương bảo vệ chính quyền của chúng. Để phục vụ đời sống tinh thần của binh lính, nhất là các hoạt động văn hoá - thể thao. Năm 1927, Pháp cho xây dựng sân vận động này để tổ chức các hoạt động hội hè, đá bóng, nhưng xung quanh sân chỉ được đắp thành các mô đất cao chứ chưa có khán đài, đến năm 1930 mới hoàn thành. Từ đó, Pháp thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tại đây, mời các đội bóng từ Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang đến thi đấu, đồng thời cũng tổ chức nhiều ngày "hội Tây" tại khán đài sân vận động thị xã này.

Năm 1954, hòa bình lập lại, tỉnh Yên Bái chủ trương khôi phục lại sân bóng thành sân vận động thị xã. Tháng 1/1957, tỉnh cho xây dựng khán đài (lễ đài hiện nay) và tường bao quanh sân theo hình bầu dục. Sự kiện lịch sử quan trọng nhất là ngày 25/9/1958, phái đoàn của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu lên thăm tỉnh Yên Bái. Sau khi Người thăm và làm việc tại Lào Cai, ngày 24/9/1958 phái đoàn về Yên Bái. Trong thời gian làm việc tại tỉnh, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban hành chính tỉnh đã chọn sân vận động thị xã làm nơi mít tinh để  Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Khi đó tỉnh Yên Bái là một trong những tỉnh khó khăn nhất miền Bắc, vừa mới dành được độc lập, chiến tranh tàn phá nặng nề, phần lớn địa hình là đồi núi, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, nạn du canh du cư, mê tín dị đoan còn nhiều, cuộc sống còn vô cùng thiếu thốn. Trong lúc khó khăn nhất, Bác đã đến thăm Yên Bái. Sáng sớm ngày 25/9/1958, gần 5.000 cán bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Yên Bái cùng đồng bào các vùng lân cận đã nô nức kéo đến dự mít tinh để được nhìn thấy Người, nghe tiếng Người. Từ tỉnh đội đi ra, Bác đến sân vận động và bước lên Lễ đài trong tiếng hò reo như sấm dậy của đồng bào.

Sau khi mọi người im lặng, Bác bắt đầu nói chuyện, Người thân mật thăm hỏi cán bộ và nhân dân, chỉ ra những việc làm thiết thực. Người đề cập đến nhiều vấn đề từ đoàn kết dân tộc, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Nói chuyện xong Bác bắt nhịp cùng toàn thể đồng bào Yên Bái hát bài "kết đoàn". Từ lễ đài, Người rời về nơi làm việc trong tiếng vỗ tay và những bài ca hùng tráng của đồng bào tỉnh nhà.

Tiếp đến, Người cùng phái đoàn của Chính phủ đi thăm một số cở sở kinh tế và các đơn vị bộ đội trong tỉnh.

Dù chỉ gần 1 giờ được gặp và nghe Bác nói song đã để lại những tình cảm sâu lắng, đầm ấm trong lòng mỗi người dân Yên Bái. Từ đó về sau, Lễ đài sân vận động trở thành nơi lưu giữ những gì tốt đẹp nhất về Người trong ký ức mỗi người dân Yên Bái. Nơi đây luôn được chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái trân trọng, gìn giữ.

Di tích Lễ đài sân vận động Yên Bái, chính là sân vận động thành phố Yên Bái hiện nay. Lễ đài có chiều dài là 10m, rộng 5,5m, cao 8,2m và được xây 2 tầng. Tầng 1: có diện tích là 42m2, gồm 3 cửa ra vào (cửa lớn ở giữa, 2 cửa nhỏ hai bên), của lớn rộng 2m, cao 2,1 m; cửa nhỏ rộng 1m, cao 2,1 m. Tầng 2: cũng có diện tích mặt bằng là 42,1m2, chia làm 2 phần. Phần ngoài không có mái, diện tích là 15m2, phần trong có mái, diện tích là 27m2. Giữa 2 phần có hai trụ cột vuông đỡ và cũng có 3 cửa ra vào như tầng 1. Hai tầng lên xuống bằng 1 cầu thang, nằm sát tường phía sau, tầng dưới về phía bên phải. Phần ngoài của tầng trên chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng nói chuyện trong cuộc mít tinh ngày 25/9/1958. Mặt trước Lễ đài có trang trí 5 vòng tròn - biểu tượng của hoạt động thể dục - thể thao.

Ngoài phần chính là khán đài, Di tích còn phần phụ là bậc thềm phía trước  cửa và 2 "cánh gà" ở 2 bên khán đài. Bậc thềm trước cửa gồm 6 bậc, mỗi bậc cao 15cm, cánh gà 2 bên có chiều dài 20m, rộng 6,7m được xây thành bậc cho đại biểu ngồi dự mít tinh và khán giả xem bóng đá.

Ngày 31/5/1966, một trận ném bom của máy bay Mỹ đã làm sập một góc của Di tích, năm 1977 Di tích được sửa lại thay cửa hình vòm bằng cửa hình vuông, toàn bộ kiến trúc vẫn được giữ nguyên.

Năm 2016, khu Di tích lễ đài đã được cải tạo nâng cấp bao gồm 7 hạng mục công trình, chỉnh trang nâng cấp 2 tuyến đường tiếp cận với sân vận động, cải tạo mở rộng khu tưởng niệm Bác Hồ và hai bên khán đài với quy mô 4.300 chỗ ngồi, xây dựng hệ thống phụ trợ cấp thoát nước, phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thu sét. Di tích lễ đài và toàn bộ kiến trúc của khu vực tưởng niệm Bác được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống, mô phỏng theo kiến trúc tưởng niệm Bác Hồ tại Kim Liên - Nghệ An quê Bác, với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và giả gỗ, sử dụng hoàn toàn bằng các hoa văn vốn cổ của dân tộc như hoa văn hình sóng nước, hình chữ thọ và hoa văn hoa sen, hoa cúc cách điệu mềm mại và tinh tế, càng làm tăng thêm dáng vẻ truyền thống, khang trang nhưng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Vẫn còn vang vọng đâu đây lời Bác căn dặn nhân dân Yên Bái: "Phải đoàn kết chặt chẽ các dân tộc, Bác biết tỉnh nhà có 10 dân tộc anh em cùng chung sống; nhờ đoàn kết mà tạo ra sức mạnh trong chiến đấu cũng như sản xuấtPhải làm thế nào để đời sống nhân dân sướng hơn, được ăn no, mặc ấm, được học hành; Đồng bào phải biết thực hành tiết kiệm và thực hiện đời sống văn hóa mới”; Bác chỉ rõ những mặt chưa tốt, chưa tiết kiệm của đồng bào, nhắc nhở đồng bào “Phải quyết tâm từ bỏ những hủ tục lạc hậu để cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa mới thì cuộc sống mới khá hơn, tiến bộ hơn”.

Với ý nghĩa văn hóa lịch sử đó, nơi đây đang là một điểm đến, một địa chỉ của nhân dân và du khách đến thăm quan và thắp hương tưởng niệm Bác, mãi là nơi lưu giữ những kỷ niệm thiêng liêng về vị Lãnh tụ vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, là địa chỉ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí